Những món ăn Việt cực kỳ phong phú và đầy hương vị. Rượu vang đã dần trở thành một thứ đồ uổng phổ biến trong bữa ăn Việt. Dưới đây là tổng hợp một số cách kết hợp những món ăn Việt với các loại rượu vang.
Các món salad, hải sản, thịt gia cầm: Vang sủi bọt, vang trắng cho đến rose và vang đỏ nhẹ.
Các món rau, củ; salad chua, ngọt; gỏi – nộm: Vang trắng khô nhẹ, rose khô nhẹ, vang trắng bản ngọt, rose bản ngọt, vang sủi bọt demi-sec.
Các món bánh hấp có nguồn gốc từ Trung Quốc (dimsum, há cảo, bánh xếp): vang trắng, rose khô nhẹ hoặc ngọt.
Các món ăn với nước chấm (bánh cuốn, gỏi cuốn v.v..): vang trắng, rose khô nhẹ hoặc bán ngọt.
Các món ăn khai vị chiên, lăn bột (nem, tôm chiên, hoành thánh chiên): vang sủi bọt, vang trắng, rose khô nhẹ hoặc bán ngọt.
Các món hải sản giáp xác (tôm, cua, ghẹ): Vang sủi bọt, vang trắng khô nhẹ hoắc bán ngọt, rose khô hoặc bán ngọt cho các món hấp, luộc thông thường. Với các món nướng nhiều gia vị thì có thể dùng với vang đỏ nhẹ hoặc vang trắng đậm.
Các món hải sản nhuyễn thể (sò, ốc, hàu): vang trắng khô, vang rose khô.
Các món hải sản cá: Có thể dùng với nhiều loại vang sủi bọt, vang trắng và rose.
Các món hải sản, gia cầm có cách chế biến đậm đà, nhiều gia vị (nướng, quay, rô ti, kho): vang trắng đậm ngậy hoặc bán ngọt, rose bán ngọt, vang đỏ nhẹ.
Các món hải sản ăn tươi sống: vang trắng khô nhẹ, rose khô, vang sủi bọt brut.
Tráng miệng ngọt: vang tráng miệng, vang sủi bọt demi-sec.
Cơm rang (dương châu, hải sản, cá mặn): rose, vang đỏ nhẹ.
Bánh mì, thức ăn nhanh: rose, vang đỏ nhẹ.
Các món thịt heo, bò chế biến thông thường ít gia vị (luộc, hấp): vang đỏ nhẹ, vang đỏ vừa.
Các loại thịt đậm như thịt thú rừng, thịt dê, thịt vịt: Có thể dùng với vang đỏ đậm, tuy nhiên nên tránh dùng loại vang quá trẻ.
Các món thịt nướng, quay, rô ti, BBQ: vang đỏ vừa. Nếu dùng vang đỏ đậm chát thì tránh các món mặn hoặc có nêm nước mắm.